Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ Trợ Kinh Doanh
0902 799455
Kỹ thuật
0917 786 118
Hỗ trợ trực tuyến (Cố định)
02837628042
support

Tỷ giá

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 174

Trong ngày: 3315

Trong tháng: 39479

Tổng truy cập: 2808768

Kỹ thuật khử khuẩn, tiệt trùng trong phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm

Kỹ Thuật khử khuẩn và Tiệt trùng trong phòng thí nghiệm 

Vô khuẩn và tiệt trùng là những yêu cầu quan trọng trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu thí nghiệm.

  • Trong y tế, nhiễm khuẩn có thể truyền từ nhân viên y tế sang người bệnh và ngược lại trong quá trình khám và chăm sóc. Ngoài ra, nhiễm khuẩn cũng có thể lây gián tiếp qua các dụng cụ không được tiệt trùng đúng cách.

  • Trong nghiên cứu thí nghiệm vi sinh, kết quả nghiên cứu chính xác hay không phụ thuộc lớn vào quy trình tiệt trùng. Tiệt trùng không chỉ đảm bảo kết quả đáng tin cậy mà còn giúp giữ cho môi trường làm việc luôn sạch sẽ và an toàn.

Phân biệt tiệt trùng và khử trùng

  • Tiệt trùng: Là quá trình loại bỏ phần lớn hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ hoặc trên da, đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả thí nghiệm.

  • Khử trùng: Là quá trình loại bỏ hoặc phá hủy toàn bộ vi sinh vật, kể cả các dạng nha bào (bào tử).

Các phương pháp khử khuẩn phổ biến:

  1. Khử khuẩn bằng nhiệt khô (sấy khô).

  2. Khử khuẩn bằng nhiệt ẩm (hấp ướt).

  3. Khử khuẩn bằng hóa chất.

1. Phương pháp sấy khô

Mục đích:

  • Tiệt trùng các dụng cụ không thể cháy hoặc biến dạng ở nhiệt độ cao, như:

    • Dụng cụ thủy tinh: ống nghiệm, ống hút, đĩa Petri,...

    • Dụng cụ kim loại.

Nguyên lý hoạt động:

  • Nhiệt độ và thời gian:

    • 170°C trong 2 giờ hoặc

    • 180°C trong 1 giờ.

  • Ở nhiệt độ này, tất cả vi khuẩn và nha bào đều bị tiêu diệt.

Bảo quản dụng cụ sau khi tiệt trùng:

  • Dụng cụ sấy khô vô trùng có thể sử dụng trong vòng 7 ngày.

  • Nếu để quá thời gian quy định, dụng cụ phải được sấy lại để đảm bảo vô trùng.

Lưu ý:

  • Không dùng phương pháp này cho các vật liệu dễ cháy hoặc bị hư hỏng bởi nhiệt độ cao.

2. Phương pháp hấp ướt

Hấp ướt là phương pháp tiệt khuẩn phổ biến và hiệu quả nhất cho các dụng cụ sử dụng trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này có nhiều ưu điểm như:

  • An toàn: Không độc hại.

  • Tiết kiệm: Chi phí thấp, tiêu tốn ít thời gian.

  • Hiệu quả: Diệt được các vi khuẩn và nha bào.

Nồi hấp tiệt trùng ướt

Nguyên lý hoạt động:

  • Phương pháp này sử dụng hơi nước bão hòa ở áp suất và nhiệt độ cao. Nhiệt độ hấp thường từ 110 - 121°C trong khoảng 15 - 30 phút, tương ứng với áp suất 1 - 1,2 atm.

  • Dụng cụ hấp ướt bao gồm kim loại, cao su, nhựa, băng gạc, hóa chất và môi trường nuôi cấy vi sinh vật.

Thiết bị sử dụng: Autoclave (nồi hấp tiệt trùng)

  • Lịch sử: Autoclave đã được các nhà vi sinh vật học Pháp và Đức sử dụng hơn 100 năm trước và trở thành thiết bị không thể thiếu trong phòng thí nghiệm.

  • Ứng dụng: Autoclave được dùng để:

    • Khử trùng dụng cụ y tế và phòng thí nghiệm (kim loại, băng gạc, hóa chất,...).

    • Diệt vi sinh vật gây bệnh trong môi trường nuôi cấy vi sinh.

    • Khử trùng các vật liệu như ga trải giường, thiết bị bệnh viện.

Lưu ý khi sử dụng Autoclave:

  • Không hấp các vật liệu nhựa có khả năng chảy hoặc bị biến dạng ở nhiệt độ cao.

  • Thời gian khử trùng cần điều chỉnh phù hợp với từng loại vật liệu.

  • Dụng cụ đã hấp ướt chỉ sử dụng trong vòng 3 ngày. Đối với môi trường nuôi cấy trong bình kín hoặc ống nghiệm, thời gian bảo quản tối đa là 1 tuần.

Kết luận:
Phương pháp hấp ướt bằng Autoclave là kỹ thuật khử trùng an toàn, hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện, phòng thí nghiệm và cơ sở y tế.

3. Phương pháp khử khuẩn bằng hóa chất

Dung dịch sử dụng: Glutaraldehyde 2% (không sử dụng dung dịch Chlorin 5%).

Quy trình thực hiện:

  • Tiệt khuẩn:

    • Ngâm dụng cụ trong dung dịch Glutaraldehyde 2% trong 10 giờ.

    • Sau khi ngâm, vớt dụng cụ ra và rửa sạch bằng nước tiệt khuẩn.

    • Dụng cụ sau khi tiệt khuẩn cần được bảo quản trong hộp kim loại đã tiệt khuẩn.

    • Hộp bảo quản phải có nắp đậy kín, dán nhãn ghi rõ ngày tiệt khuẩntên người thực hiện.

  • Khử khuẩn mức độ cao (đối với những dụng cụ không cần tiệt khuẩn):

    • Ngâm dụng cụ trong dung dịch Glutaraldehyde 2% trong 20 phút.

Lưu ý:

  • Tuân thủ thời gian ngâm đúng quy định để đảm bảo hiệu quả khử khuẩn và tiệt khuẩn.

  • Đảm bảo vệ sinh dụng cụ sau khi ngâm và thực hiện đúng quy trình bảo quản.

 
                                                                                                                                 Nguyễn Thị Phương 
Phòng Môi trường - Khoa Vi khuẩn.

4. Mua nồi hấp tiệt trùng ở đâu uy tín?

Công ty tnhh khoa học kỹ thuật Đức Dương, cung cấp nồi hấp tiệt trùng quận bình tân, nồi hấp tiệt trùng tphcm, cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm vi sinh, máy lắc phòng thí nghiệm, bàn thí nghiệm chuyên dụng, bàn thí nghệm vi sinh, bàn thí nghiệm hóa lý.

Liên hệ ngay tại đây để được tư vấn miễn phí: Liên Hệ

CÔNG TY KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỨC DƯƠNG

Địa chỉ: 1014/67 Tân Kỳ Tân Quý, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, HCM

Tel: (028) 3762 8042 - 3762 8043 - 3750 8514 - 3750 8793 

Fax: 028 37628043 

Email: ducduong@ducduongco.com

Website: www.ducduongco.com 

Bình luận

photo of
CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỨC DƯƠNG
ducduong@ducduongco.com
1014/67 Tân Kỳ Tân Quý, Bình Hưng Hòa, Bình Tân,
HCM , 700000 Viet Nam
(028) 3762 8042 - 3762 8043 - 3750 8514 - 3750 8793